Phong Thủy Vạn Sự

Xem tử vi

  • Mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền Bắc - Trung - Nam có gì đặc biệt?

    Thursday, October 20, 2022 - 14:48

    Danh mục (Ẩn/Hiện)


    Mâm ngũ quả ngày Tết từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa biết ý nghĩa thực sự và cách bày trí mâm ngũ quả sao cho độc đáo, thể hiện lòng thành kính với bề trên.

    Trong bài viết này, Vansu.net sẽ mang tới những thông tin nhằm giúp quý bạn hiểu hơn về mâm ngũ quả ngày Tết và cách bày trí đẹp nhất cho gia đình. Mời quý bạn đọc tham khảo!

    >> Xem lịch 2022, lịch âm dương để tra cứu Tết Nguyên Đán 2022

    Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết

    Mâm ngũ quả trong ngày Tết Nguyên Đán

    Mâm ngũ quả trong ngày Tết Nguyên Đán

    Tết đến xuân về, trên ban thờ của các gia đình Việt không thể thiếu mâm ngũ quả. Qua tên gọi và ý nghĩa của các loại quả, mỗi gia đình đều gửi gắm những ước muốn cho một năm mới.

    Ngũ là năm, là biểu tượng của sự vững mạnh, trường tồn. Ngũ quả là 5 loại quả được dùng để thờ cúng. Xưa kia, mọi người thường nhìn vào mâm ngũ quả để dự đoán mùa màng trong năm được hay mất. Gắn liền với nét văn hóa người Việt, mâm ngũ quả đã trở thành biểu tượng cho sự cầu thị của người nông dân.

    Tại sao lại là ngũ chứ không phải con số khác? Vì theo quan  niệm người xưa, số 5 tượng trưng cho ngũ hành - ứng với vận mệnh của con người. Vì vậy màu sắc trên mâm ngũ quả thường tuân thủ theo quy luật ngũ hành, có các màu mang tính may mắn như: Đỏ, vàng,...

    >> Đã có tử vi 2022 cho 12 con giáp, mời bạn đọc tham khảo.

    Cách trình bày mâm ngũ quả đẹp theo miền

    Có nhiều cách để bày trí mâm ngũ quả, điển hình nhất là theo phong cách của từng vùng miền. Vì ở mỗi miền, loại trái cây đặc trưng lại khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt.

    Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam

    Miền Nam có câu nói “Cầu sung vừa đủ xài”, mâm ngũ quả của người miền Nam sẽ tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra còn có thể được thay thế bằng một số loại trái cây khác như: Dưa hấu, dứa, ...

    Ý nghĩa của một số loại quả trong mâm ngũ quả trong ngày Tết Nguyên Đán của người miền Nam:

    • Trái xoài: Một năm tiêu xài dư giả, không bị túng thiếu.
    • Đu đủ: Sự ấm no, đầy đủ, thịnh vượng.
    • Trái sung: Gia đình sung tích, vui vẻ, sức khỏe dồi dào.
    • Trái dưa hấu: Biểu tượng của sự may mắn, tích cực.
    • Trái dừa: Tượng trưng cho sự đầy đủ, thịnh vượng.

    Mâm ngũ quả của người miền Nam được trang trí đơn giản nhưng nhìn tổng thể lại đẹp mắt, hài hòa và cân đối. Những loại quả xanh, to và nặng thường được đặt ở dưới, điểm lên trên là những loại quả nhỏ, chín.

    Đặc biệt, người miền Nam thường thích mâm ngũ quả được bày sao cho giống hình ngọn tháp. Cặp dưa hấu sẽ để hai bên ban thờ.

    Một số cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam mà quý bạn có thể tham khảo là:

    Mâm ngũ quả miền Nam

    Mâm ngũ quả miền Nam

    Mâm ngũ quả miền Nam

    Mâm ngũ quả miền Nam

    Mâm ngũ quả miền Nam

    Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

    Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ Hành, vì vậy thường có 5 sắc màu chính xuất hiện: Màu trắng (hành Kim), màu xanh (hành Mộc), màu đen (hành Thủy), màu đỏ (hành Hỏa), màu vàng (hành Thổ).

    Những loại quả thường được chọn là: Chuối xanh, bưởi, phật thủ, quýt, thanh long, táo, ớt,... Cách bày khá đơn giản, các loại quả được xếp xen kẽ với nhau sao cho hài hòa là được. Thông thường một mâm ngũ quả của người miền Bắc sẽ có: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt tượng trưng cho Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

    Tuy nhiên hiện nay các loại quả cũng đa dạng hơn, mọi người có thêm nhiều lựa chọn. Các gia đình có thể thêm một số quả khác như: Phật thủ, dưa hấu, táo, hồng xiêm,...

    Ý nghĩa một số loại quả trong mâm ngũ quả của người miền Bắc:

    • Chuối xanh: Chuối xanh tượng trưng cho sự bao bọc, che chở, sức sống căng tràn, mãnh liệt, sự đoàn kết của gia đình.
    • Quả bưởi, cam: Biểu tượng của phúc lộc, hạnh phúc viên mãn.
    • Quả phật thủ: Hình dáng giống với bàn tay của Phật, biểu tượng cho sự che chở, bảo vệ, tâm hướng thiện của gia đình. Ngoài ra quả phật thủ còn mang ý nghĩa cầu bề trên ban cho sự may mắn, phước lộc.
    • Quả táo: Biểu tượng của sức trẻ, sự mạnh mẽ, phát triển, giàu sang, phú quý.
    • Quả lựu: Gia đình sum vầy, con đàn cháu đống.
    • Quả quất, quýt: Tượng trưng cho sự trọn vẹn, tốt lành, sung túc.

    Trong mâm ngũ quả của người miền Bắc, nải chuối luôn được đặt ở dưới cùng, giống như một bàn tay nâng đã, che chở cho cả gia đình trong năm tới. Sau đó bưởi hoặc phật thủ sẽ được đặt lên chính giữa nải chuối. Các loại quả nhỏ khác được bày trí xung quanh sao cho cân đối, hài hòa.

    Một số cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc mà quý bạn có thể tham khảo là:

    Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

    Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

    Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

    Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

    Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

    Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

    Miền Trung là nơi có khí hậu khá khắc nghiệt, vì vậy cũng không có nhiều hoa quả. Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung rất đơn giản, họ quan niệm có gì cúng nấy, chỉ cần thành tâm dâng kính lên tổ tiên. Không quá cầu kỳ, câu nệ về hình thức, một số loại quả thường được sử dụng như: Lê, thanh long, xoài, dưa hấu, đu đủ, mãng cầu, dứa,..

    Ý nghĩa của một số loại quả trong mâm ngũ quả Miền Trung:

    • Quả lê: Tượng trưng cho những điều bình an, may mắn, cầu cho một năm suôn sẻ, thuận lợi.
    • Quả đu đủ: Biểu tượng cho sự đầy đủ, thịnh vượng.
    • Quả dưa hấu: Ý nghĩa may mắn, tròn đầy, ngọt ngào.
    • Quả đào: Thể hiện cho sự thăng tiến, phát triển, đi lên.
    • Quả thanh long: Biểu tượng của tài lộc, phát tài.

    Vì mỗi năm mỗi quả lại khác, không có sự cố định nên việc bày trí mâm ngũ quả của người miền Trung cũng rất linh động. Những quả nặng, to sẽ được bày ở vị trí dưới, còn những quả nhỏ xen kẽ lên trên.

    Dưới đây là một số cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung, mời bạn đọc tham khảo: 

    Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

    Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

    Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

    Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

    >>Xem thêm: 7 nét đẹp trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt.

    Bày mâm ngũ quả theo ngũ hành

    Cách trình bày mâm ngũ quả theo từng vùng miền ở trên là những gợi ý quý bạn có thể tham khảo, tuy nhiên không nhất thiết phải sắp xếp theo giống hệt. Vì chỉ cần hiểu được ý nghĩa của mâm ngũ quả thì gia chủ hoàn toàn có thể bày trí theo thẩm mỹ của mình.

    Ngũ quả là 5 loại quả đại diện cho mối liên kết của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Vì vậy gia chủ có thể lựa chọn 5 loại quả với 5 màu sắc của từng ngũ hành. Cách bày trí cổ điển hay hiện đại đều được, miễn sao nhìn hợp mắt và thể hiện được sự tôn trọng, lòng thành kính của gia chủ.

    Kinh nghiệm chọn một số loại hoa quả

    Lựa chọn hoa quả cho mâm ngũ quả rất quan trọng. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà quý bạn cần lưu ý trong quá trình chọn:

    Chuối xanh: Chọn nải chuối các quả to đều nhau, hình dáng giống bàn tay biểu tượng cho sự che chở. Không nên chọn những nải chuối non, bé, bị bầm dập.

    Phật thủ: Chọn quả phật thủ rắn chắc, vỏ tươi sáng, nhiều ngón tay, đều đặn và phải có mùi thơm. Không nên chọn những quả có đốm, ngón tay không đều. Nếu đẹp nhất thì là những quả phật thủ có trên 20 ngón tay.

    Bưởi: Chọn những quả bưởi còn nguyên cuống, da bóng, vỏ ngoài không có đốm hay sẹo, quả tròn, cầm chắc tay. Không nên chọn những loại quả méo.

    Quýt: Nên chọn quýt đường, vỏ căng và vàng bóng. Kinh nghiệm chọn quýt ngon là khi bóp nhẹ sẽ có cảm giác mềm và đàn hồi. Đẹp nhất là những quả quýt có cuống tươi, tròn trịa, không bị dập.

    Dưa hấu: Thử búng vào quả dưa, nếu phát ra âm thanh trầm và chắc nịch là quả dưa tươi và ngon. Ngoài ra nên chọn những quả có lớp da căng bóng, núm đều.

    Mãng cầu: Chọn những quả da bóng, vỏ màu vàng nhạt, đây là những quả mới hái xong. Đặc biệt quả ngon là những quả có mắt gai to, khoảng các giữa các gai rộng.

    Xoài: Chọn những quả da căng bóng, màu vàng sáng, không chọn quả thâm đen, vỏ nhăn, nhũn.

    Dứa: Chọn quả to, mắt đều, màu vàng.

    Thanh long: Vỏ tươi, đều màu, màu hồng sáng hoặc đậm đều được. Tránh chọn những quả bị dập, thâm.

    Xem thêm:

    14 điều kiêng kỵ cần tránh trong ngày Tết Nguyên Đán.

    Những điều nên tránh trong bữa cơm tất niên

    Sai lầm cần tránh khi chuẩn bị mâm ngũ quả

    Tùy vào từng vùng miền sẽ có những phong tục riêng về mâm ngũ quả ngày Tết. Một số điều cần lưu ý khi chuẩn bị mâm ngũ quả là:

    Người miền Nam: Thường kiêng một số loại quả như chuối, lê, táo, cam, quýt,.. Vì người dân quan niệm rằng những loại quả này không tốt cho công việc.

    Ngày Tết thường kéo dài, ở một số nơi sẽ giữ mâm ngũ quả tới rằm hoặc hết tháng Giêng. Chính vì vậy, bạn không nên chọn những loại quả quá chín, để lâu sẽ dễ bị hư, thối.

    >>Mời quý bạn đón đọc: Tử vi 2022 của 12 con giáp để biết vận trình tương lai.

    Trước khi bày mâm ngũ quả cần rửa sạch các loại quả, chuẩn bị trước đêm 30 Tết, bày biện sẵn trên bàn thờ.

    Trái cây trên mâm ngũ quả phải là trái cây thật, không dùng trái cây giả bởi điều này không đúng với truyền thống.

    Bài viết trên đây đã gợi ý cho quý bạn đọc về mâm ngũ quả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Quý bạn đọc có thể tham khảo và bày biện mâm ngũ quả cho gia đình mình sao cho đẹp mắt, độc đáo nhất.

    Năm Nhâm Dần 2022, Vansu.net xin chúc quý bạn đọc một năm mới An khang thịnh vượng, Vạn sự như ý!

    Chưa có đánh giá nào

 

Các chuyên mục khác