Phong Thủy Vạn Sự

Phong thủy

  • Ý nghĩa của lễ cúng tất niên trong văn hóa của người Việt Nam

    Tuesday, 29 December, 2020 - 15:03

    Danh mục (Ẩn/Hiện)


    Hàng năm, để kết thúc một năm cũ qua đi và chào đón một năm mới với nhiều may mắn sắp đến, người Việt Nam thường có tục lệ cúng Tất Niên hay còn được gọi là Lễ Tết Niên như một dấu mốc quan trọng. Theo tiếng Hán, Tất nghĩa là xong, Niên là năm. Chính vì vậy, Tất Niên là kết thúc 365- 366 ngày của một năm để bước sang một năm mới.

    bài cúng tất niên

    Ở các nước Phương Tây thì Tất Niên là ngày 30 tháng 12 Dương Lịch. Nhưng ở các nước Phương Đông, trong đó có Việt Nam thì Tất Niên là ngày 30 tháng Chạp Âm Lịch (năm đủ), 29 tháng Chạp (năm thiếu). Vào những ngày này thì tại các cơ quan, nhà máy,… đều tổ chức các bữa Tất Niên như để chia tay năm cũ – nhìn lại một năm qua đi đã làm được những gì và chào đón năm mới đến với nhiều niềm vui, may mắn. Còn tại các gia đình, thì bữa Tất Niên là dịp để những người con xa quê được trở về nhà sau một năm bươn trải vất vả, từng thành viên trong gia đình được ngồi sum họp bên mâm cơm của chiều 30 Tết. Ở mỗi vùng miền lại có những tập tục khác nhau, gia chủ có thể mời những vị khách như bạn bè hay người thân đến chung vui. Lễ Tất Niên từ lâu đã là một nét đẹp, một tập quán mang đậm văn hóa bản sắc truyền thống của người Việt Nam. Bởi đây là cuộc hội ngộ đầy đủ nhất mà mỗi năm chỉ có một lần. Cả gia đình sum vầy bên mâm cơm đầy đủ món ăn truyền thống, cười nói vui vẻ để xua tan đi những nhọc nhằn, vất vả với cuộc sống bộn bề của năm cũ. Trong dịp cuối năm này, thì nhà nhà, người người đều dọn dẹp và trang trí nhà cửa thật gọn gàng, tươm tất, sạch sẽ để chuẩn bị cho các lễ cúng Tất Niên, lễ cúng giao thừa kèm theo những bài văn như văn khấn tất niên, văn khấn giao thừa để mời ông bà tổ tiên về ăn tết với gia đình. Với người dân Việt Nam thì lễ Cúng Tất Niên là nét văn hóa truyền thống bao đời để thể hiện sự tri ân với Trời, Đất… chứ không hoa mỹ, cầu kỳ. Các vật cúng cũng rất giản dị, gần gũi với người con đất Việt.

    Trong lễ cúng Tất Niên, thường người ta sẽ làm 2 mâm cỗ, mâm thứ nhất để cúng gia tiên trên bàn thờ trong nhà, mâm còn lại cúng đất, trời  sẽ để ở ngoài sân. Ở Việt Nam có rất nhiều vùng miền nên sẽ có những tập tục riêng, vì vậy trong lễ cúng Tất Niên thì ở mỗi vùng lại có sự khác nhau. Tuy nhiên, theo phong tục bắt buộc khi cúng cần có của người Việt bao gồm 1 số thành phần sau: Bánh chưng, trầu cau, hoa tươi, vàng mã…. sẽ được bày biện cẩn thận, gọn gàng trên bàn thờ. Và không thể thiếu đó là thức ăn – đại diện cho đặc sản, sở thích của từng vùng miền trên Tổ Quốc. Hầu hết lễ Tất Niên của các gia đình miền Bắc luôn có hai món quen thuộc và không thể thiếu đó là giò thủ và gà luộc. Còn các gia đình miền Nam lại có thịt kho dừa để ăn với dưa giá, củ kiệu và tôm khô. Vào dịp này thì các gia đình đều sắm dọn bàn thờ của ông bà, tổ tiên và mỗi gia đình có các cách bày biện, sắp đặt bàn thờ khác nhau theo từng tín ngưỡng truyền thống. Đầu tiên, để tượng trưng cho sự hài hòa tinh tú giữa âm với dương không thể không kể đến đó là hương, tiếp theo là đèn – biểu tượng của mặt trăng-mặt trời. Tại các cơ quan, hội đoàn hay công ty thường tổ chức các buổi Tiệc Tất Niên vào cuối ngày (buổi chiều-tối) để cùng nhau nhìn nhận lại một năm qua đi với bao thăng trầm và cũng như ăn mừng các dự án lớn phát triển công ty cũng như đón chào một năm mới sắp đến với nhiều thành công hơn. Lễ Tất Niên cũng là dịp để tất cả đồng nghiệp trong cơ quan, công ty được gặp gỡ, giao lưu bởi ngày thường ít khi được gặp mặt. Cả một năm có 365 ngày nhưng chỉ có duy nhất ngày Tất Niên là đặc biệt vì ai ai cũng vui mừng khi nhìn lại 1 năm cũ qua đi và cùng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất cho năm mới sắp đến. Vì vậy, chúng ta hãy dành cho nhau những cái siết tay, những cái ôm cùng mọi lời chúc may mắn để đón chào một năm mới nhé!

    Xem thêm: bài cúng ông táo, văn khấn gia tiên, văn khấn mùng 1 ngày rằm.

    Xếp hạng: 2 (1 vote)

 

Các chuyên mục khác