Phong Thủy Vạn Sự

Phong thủy

  • Cách chuẩn bị mâm cỗ ngày rằm tháng giêng đầy đủ

    Friday, 16 December, 2022 - 09:16

    Danh mục (Ẩn/Hiện)


    Ở Việt Nam, ngày rằm (15/1 âm lịch) đầu tiên của năm được gọi là ngày rằm tháng Giêng. Theo quan niệm tâm linh của người Việt thì ngày này rất quan trọng. Thành ngữ Việt Nam có câu:

    ”Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”

    Vì đây là ngày rằm rất quan trọng nên người dân trên khắp đất nước thường đi lễ tại các ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng và đồng thời cũng làm lễ cúng gia tiên để cầu may mắn và mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới và đặc biệt là làm ăn suôn sẻ, sức khỏe cho cả gia đình.

    mâm cỗ ngày rằm tháng giêng

    Cũng gần giống với ngày Tết Nguyên Đán thì mâm cỗ ngày rằm tháng Giêng cũng không có sự khác biệt nhiều.

    Mỗi vùng miền, mỗi gia đình lại có những tập tục và thói quen khác nhau nên việc chuẩn bị các đồ cúng cũng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều có ý nghĩa chung đó là tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên, ông bà của các người con, người cháu và mong muốn cầu an lành, phát tài, phát lộc trong năm mới này.

    Cúng rằm Tháng Giêng cũng như cúng tất niên trong mâm cỗ không thể thiếu các món ăn sau:

    Đầu tiên, món ăn không thể thiếu tượng trưng cho sự vuông tròn của đất trời, vạn sự may mắn trong năm mới đó là bánh Chưng. Đây là món ăn góp mặt trong mâm cúng rằm Tháng Giêng mà ai cũng sẽ nghĩ tới.

    Tiếp theo là Xôi gấc, Xôi gấc có màu đỏ biểu tượng của sự may mắn, ấm nóng sẽ góp phần tô điểm cho mâm cỗ ngày rằm. Chính vì xôi gấc được làm từ gạo nếp kết hợp với đường và nước cốt dừa tạo nên một món ăn có sự hòa quyện của vị ngọt, vị bùi của dừa và không thể thiếu vị dẻo thơm thơm của gạo nếp mới nên xôi gấc luôn được sử dụng vào các ngày rằm hay ngày lễ cúng.

    Nhắc đến lễ tết, chắc chắn sẽ không ai có thể quên mâm ngũ quả với đầy đủ các loại hoa quả tượng trưng cho sự sinh sôi, hòa thuận, bao bọc. Theo phong thủy, mâm ngũ quả cần có 5 loại quả cũng là ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Ở miền Bắc thường các gia đình sẽ có: chuối xanh, bưởi, cam, hồng xiêm, quất. Còn miền Nam có: dừa, sung, xoài, phật thủ, mãng cầu mang ý nghĩa cầu mong sự sung túc.

    Theo quan niệm dân gian, để cầu mong một năm mới công việc suôn sẻ, trôi chảy thì trong mâm cỗ ngày rằm tháng Giêng chắc chắn phải có bánh trôi (chè trôi nước).

    Một món ăn quen thuộc không chỉ có trong bữa cơm thường ngày mà còn xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết đó là Gà luộc. Đi kèm với giò luộc là chân giò bó luộc, người ta quan niệm rằng món ăn này có ý nghĩa cho năm mới được đầy đủ, ấm no. Tuy nhiên, món chân giò lợn sẽ mất nhiều thời gian chế biến nên có một số gia đình đã thay bằng món giò chả.

    Một mâm cỗ cúng rằm tháng giêng thì cần phải đầy đủ vị và để góp phần tạo vị chua thì chắc chắn đó sẽ là dưa món. Trước Tết Nguyên Đán thì hầu như các gia đình đều chuẩn bị món ăn này nên việc đến ngày rằm tháng Giêng sẽ không mất thời gian nhiều cho mâm cỗ.

    Hơn nữa, để tạo sự cân bằng giữa âm – dương thì mâm cỗ ngày rằm tháng Giêng sẽ cần có cơm tẻ- món ăn quen thuộc hàng ngày. Nó sẽ mang ý nghĩa cho sự đầy đủ, sinh sôi.

    Để tạo nên sự hoàn chỉnh cho mâm cúng ngày rằm Tháng Giêng thì ở giữa mâm, người ta sẽ đặt bát nước chấm biểu tượng cho vũ trụ, kết nối.

    Và cuối cùng, để có một mâm cúng rằm tháng Giêng thật đầy đủ, trọn vẹn. Gia chủ cần lưu ý cho mâm cỗ không thể thiếu: vị ngọt của bánh, cay cay của ớt, vị chua của dưa hành, mặn mặn của bát nước chấm, tất cả sẽ tạo nên sự hoàn hảo xua đi những điều xui xẻo và mang tới nhiều điều may mắn.

    Xem thêm: cúng ông táo

    Tìm hiểu ý nghĩa, nguồn gốc của món ăn cung đình "nem công chả phượng"

    Chưa có đánh giá nào

 

Các chuyên mục khác